Tư vấn sức khỏe: Ngừa viêm gan B ở trẻ em và người lớn
Chiều 13.3, Công an Hà Nội cho biết, cơ quan này đang xác minh, làm rõ trình báo của một phụ nữ tên H. trú H.Thanh Oai (Hà Nội) bị lừa gần 5 tỉ đồng.Cụ thể, ngày 7.3, Công an TT.Chúc Sơn (H.Chương Mỹ) nhận trình báo của chị H. về việc bị lừa đảo khi làm cộng tác viên chốt đơn hàng online. Theo chị H, trước đây, chị có quen một người đàn ông ở TP.HCM. Đầu tháng 3 vừa qua, người đàn ông này rủ chị H. tham gia đầu tư qua mạng xã hội dưới hình thức chốt đơn hàng để hưởng hoa hồng. Chị H. đồng ý và đăng ký theo đường link người này gửi để làm nhiệm vụ chốt đơn.Chị H. trình báo đã chuyển gần 5 tỉ đồng để làm nhiệm vụ nhưng sau đó không rút được tiền ra, lúc này mới biết bị lừa.Công an Hà Nội cho hay, chiêu lừa lừa tuyển cộng tác viên online, thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử hoặc các doanh nghiệp buôn bán sản phẩm không phải là mới. Tuy nhiên, với "mồi nhử" đưa ra rất hấp dẫn như mỗi một đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch 10 - 20%, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.Công an Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Cạnh đó, khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp, thông qua nhiều nguồn khác nhau, để kiểm chứng tính chính xác. Các trường hợp quảng cáo được hưởng hoa hồng, lãi suất cao rất có thể là chiêu trò của các đối tượng lừa đảo.Câu lạc bộ Tình nguyện sinh viên - nơi sẻ chia những yêu thương, ấm áp
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc PC Quảng Trị Phan Văn Vĩnh cho biết trong giai đoạn 2021 - 2025 đơn vị đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được Tổng công ty giao. Tổng sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2024 là 3,2 tỉ kWh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2024 là 6,0%. Trong 2 tháng đầu năm 2025, sản lượng điện thương phẩm đạt 132,95 triệu kWh tăng 14% so với cùng kỳ… (ảnh).Ngoài ra, PC Quảng Trị cũng đạt nhiều kết quả trong giảm tổn thất điện năng, các sự cố điện lưới, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện… Trong năm 2024 đã hoàn thành 32/34 dự án, chuyển tiếp thi công 2 dự án; giải ngân 150,421 tỉ đồng/150,447 tỉ đồng, đạt 99,98% kế hoạch giao. Năm 2025 đơn vị được giao quản lý 31 dự án với tổng kế hoạch vốn 140,54 tỉ đồng…Kết luận buổi làm việc, Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động PC Quảng Trị và yêu cầu PC Quảng Trị cần tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt và phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng trên địa bàn; quyết liệt và phối hợp có hiệu quả với các đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các dự án trọng điểm (ảnh).Ông Ngô Tấn Cư khẳng định, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, EVNCPC sẽ nỗ lực để đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Trong thời gian tới, Công đoàn và chuyên môn cũng cần chú trọng công tác ổn định tư tưởng cho cán bộ, người lao động và đảm bảo đời sống cho người lao động.
Kỳ lạ giếng cổ miền Tây hơn trăm tuổi nước ngọt quanh năm dù hạn mặn khốc liệt
Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất tại TP.Huế, tuổi đời gần 125 năm, quy tụ đủ các mặt hàng phục vụ người dân cố đô. Thời gian qua, ngôi chợ này "thay da đổi thịt" nhờ thực hiện phương châm "văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc". Tiểu thương chợ Đông Ba tuân thủ "3 không": không nói thách, không chèo kéo, không "mì xưa" (ép khách mua hàng đầu ngày) và "2 có": có chất lượng, có uy tín.Cận Tết Nguyên đán, sức mua tại ngôi chợ lớn này càng mạnh nên việc quản lý các tiểu thương bán hàng đúng chất lượng, đúng giá được Ban quản lý chợ triển khai quyết liệt.Bà Trần Thị Tường Vy, Trưởng ban quản lý chợ Đông Ba, cho biết dịp tết cán bộ quản lý của chợ tuyên truyền mạnh mẽ, nếu phát hiện tiểu thương nói thách, hét giá sẽ đình chỉ hoạt động từ 3 - 5 ngày tùy theo mức độ vi phạm.Ban quản lý chợ Đông Ba còn tuyên truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội về quy định này, đặc biệt treo thưởng 500.000 đồng cho ai phát hiện tiểu thương ở chợ "chặt chém"…Đầu tháng 1, nhận phản ánh của du khách qua trang mạng xã hội khi đến tham quan mua sắm tại chợ về việc một tiểu thương ở khu vực lầu Chuông bán không đúng giá, nói thách, Ban quản lý chợ đã mời tiểu thương này lên làm việc. Sau khi xác minh sự việc đúng như phản ánh, ban quản lý chợ đã quyết định đình chỉ kinh doanh đối với tiểu thương này.Ban quản lý chợ Đông Ba cũng đã xin lỗi và trao thưởng 500.000 đồng cho du khách báo tin.Dịp cận Tết Nguyên đán, chất lượng các mặt hàng được tổ quản lý kinh doanh của chợ quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra ít nhất 2 lượt/ngày để nhắc nhở tiểu thương.Khác với số ít người làm xấu đi hình ảnh của chợ, đa phần tiểu thương của ngôi chợ giàu truyền thống này đều ủng hộ các quy định mà ban quản lý đưa ra.Từng mặt hàng tại gian hàng của bà Hồ Thị Diệu Hiền (64 tuổi) đều được niêm yết giá, kể cả những mặt hàng nhỏ như chiếc bật lửa, đôi dép, cái kéo, bánh… "Tiểu thương ủng hộ quy định này, chợ bữa nay tốt lắm. Từ ngày có điều lệ đến bây giờ, bộ mặt chợ cũng thay đổi, khách hàng yên tâm mua hơn", bà Hiền nói.Chị Hồ Thu Trang (36 tuổi, ở Q.Thuận Hóa, TP.Huế) cho biết dù có nhiều trung tâm thương mại mới mọc lên ở thành phố nhưng vẫn muốn ra chợ Đông Ba lựa mua bánh kẹo, mứt dịp tết vì sản phẩm ở đây rất phong phú."Bữa nay giá có ghi trên bao bì, nên cứ xem cái nào ưng thì mua thôi. Nếu có giảm cũng chỉ giảm 5.000 – 10.000 đồng. Tôi thấy quy định này của chợ rất hay, tăng thêm sự uy tín cho các cửa hàng và niềm tin cho người mua", chị Trang nói.Ngoài bán đúng giá, nhiều câu chuyện về gương người tốt việc tốt cũng được ban quản lý chợ Đông Ba kịp thời phát hiện, khen thưởng và lan tỏa.Mới đây nhất, ngày 22.1 (23 tháng chạp), chị Trần Ngọc Thanh Thoa và chị Trần Thị Thanh Ly (tiểu thương bán hàng giày dép tại nhà C chợ Đông Ba) phát hiện 10 triệu đồng tại bến xe Đông Ba liền mang đến nhờ ban quản lý chợ tìm trả lại cho người đánh rơi.Ban quản lý chợ nhanh chóng vào cuộc, xác minh khoản tiền này do một tiểu thương kinh doanh hàng mũ đánh rơi và trao trả lại.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Gene Solutions đưa giải pháp công nghệ ung thư mới đến ESMO ASIA 2023
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.